Boosting Exports to China through Official Channel

Vietnam - China trade relations have developed both in width and in depth. The two-way trade value has been on the steady rise, with many years beating expectations of both nations. Besides, Vietnam is advancing its international integration, powered by the Trans-Pacific Partnership (TPP), and bilateral and multilateral free trade agreements (FTAs).

Momentous advantage in trade cooperation

China is now one of the largest trade partners of Vietnam. With many similarities in culture, customs and traditions as well as a favourable geographical position, the Chinese market is always a hugely potential market for Vietnam.

According to statistics from Chinese customs authorities, Vietnam was the second largest trade partner of China in ASEAN in 2015 with a bilateral trade turnover of US$95.8 billion, up 14.6 per cent over 2014. Of the sum, China earned US$66.14 billion from exports to Vietnam, up 3.8 per cent and spent US$29.67 billion on imports from the neighbouring nation, up 49.1 per cent. China enjoyed a trade surplus of US$36.46 billion, down 16.8 per cent.

In the first seven months of 2016, Vietnam emerged to be the largest ASEAN trading partner of China with a total bilateral trade value of US$52.26 billion, down 1.3 per cent year on year. The country fetched US$33.52 billion from exports to Vietnam, down 7.9 per cent, and used US$18.74 billion to import commodities from Vietnam, up 13.1 per cent. China ran a trade surplus of US$14.78 billion. Notably, China's imports from ASEAN countries fell 8.8 per cent and its Vietnamese imports still grew markedly.

Mr. Dao Viet Anh, Head of Trade Promotion Representative Office in Chongqing (China), said, Chinese consumers characteristically have diverse demands for agricultural and seafood products. Its 32 provinces and cities have different demands for specific products. China committed to eliminating 95 per cent of tariff lines in 2011 while the rest will be brought to 5 - 50 per cent by the end of 2018. This will be a plus for Vietnamese exporters.

China’s average tariff on ASEAN products, including Vietnamese, was 0.73 per cent in the 2015 - 2017 period and will be 0.56 per cent in 2018. In addition, its import stimulus policies also provide great opportunities for Vietnamese exporters to further penetrate into this vast market. Moreover, trade cooperation will continue to be one of main cooperation contents between the two countries in the coming time. Vietnamese and Chinese leaders set a target of US$100 billion of bilateral trade value in 2017.

Weighing up official export

However, Vietnamese enterprises have encountered numerous obstacles to export their products to the Chinese market such as tariffs, quarantine, and lack of information. Strict regulations on tariff and quarantine inhibit Vietnamese firms from exporting via official channels. Therefore, most of Vietnamese agricultural products are being exported to China via unofficial channels in spite of more risks.

To date, there are no available full records on trading via unofficial channels between Vietnam and China. But, according to data from Chinese customs authorities, China’s exports to Vietnam might value nearly US$96 billion in 2015, much higher than the officially recorded value of USS66.6 billion.

Mr Do Kim Lang, Deputy Director of Vietrade, said, “The two sides have worked to boost official trading. Cross-border trade will also be included into the official data, thus enabling both sides to have legal foundation and infrastructure to bring cross-border trade to official trade value. We opened a trade promotion office in China to boost Vietnam’s exports to this market.”

According to proposed measures to increasing official trading, Vietnamese companies should contact trade offices and trade promotion agencies in China to prove their capacity and prestige, and trade with international standard contracts and orders. They also need to study Chinese import laws and accelerate trade promotion activities to boost exports and expand market shares.

Le Minh

 

VIETNAMESE

Đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường chính ngạch

Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã, đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Kim ngạch thương mại hai chiều luôn có những đột biến – nhiều lần vượt các cam kết của Lãnh đạo cấp cao hai nước. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập với các hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương – TPP, các hiệp định song phương và đa phương thị trường thương mại tự do – FTA.

Ưu thế lớn trong hợp tác thương mại

Trung Quốc hiện nay là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Với nhiều điểm tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán cũng như vị trí địa lý thuân lợi đối Việt Nam, thị trường Trung Quốc vẫn luôn là một thị trường lớn và đầy tiềm năng. 

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2015, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc trong ASEAN với tổng kim ngạch thương mại song phương Trung - Việt Nam đạt 95,8 tỷ USD, tăng 14,6% so với năm 2014. Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu 66,14 tỷ USD, tăng 3,8%; nhập khẩu 29,67 tỷ USD, tăng 49,1%; xuất siêu 36,46 tỷ USD, giảm 16,8%.



Hết tháng 7 năm 2016, Việt Nam đã vươn lên là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 52,26 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam 33,52 tỷ USD, giảm 7,9%; nhập khẩu 18,74 tỷ USD, tăng 13,1%; xuất siêu 14,78 tỷ USD. Đáng chú ý, nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước ASEAN đều giảm (kim ngạch nhập khẩu bình quân của Trung Quốc từ khối ASEAN giảm 8,8%) thì kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng đáng ghi nhận.

Ông Đào Việt Anh - Trưởng đại diện Văn phòng XTTM tại Trùng Khánh cho biết: Đặc trưng của thị trường Trung Quốc là văn hóa tiêu dùng và nhu cầu đối với các sản phẩm nông, thủy sản rất đa dạng. 32 tỉnh/thành của nước bạn đều có nhu cầu khác nhau đối với từng loại sản phẩm cụ thể. việc Trung Quốc cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 95% số dòng thuế vào năm 2011, số dòng thuế nhạy cảm còn lại, Trung Quốc cam kết cắt giảm về 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2018 - là những thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Thuế suất trung bình của biểu thuế Trung Quốc hiện đang dành cho ASEAN trong đó có Việt Nam giai đoạn 2015 - 2017 là 0,73% và năm 2018 là 0,56 %. Ngoài ra, chính sách khuyến khích nhập khẩu của Trung Quốc cũng là những chỉ dấu tốt đẹp cho doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn để tiến sâu vào thị trường rộng lớn này. Hơn nữa, hợp tác thương mại sẽ tiếp tục là một trong những nội dung hợp tác chủ đạo giữa 2 nước trong thời gian tới. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2017.

Cần coi trọng xuất khẩu chính ngạch

Đại diện một số doanh nghiệp cho biết, các doanh nghiệp đang gặp nhiều áp lực với các chính sách thuế quan, quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch đang được cho là nguyên nhân cản trở họ thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc. Các quy định về thuế quan, quy định nghiêm ngặt về kiểm dịch đang khiến cho doanh nghiệp Việt tương đối “ngán ngẩm” khi lựa chọn xuất khẩu hàng hóa qua đường chính ngạch. Vì thế, phần lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay được xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, dù biết tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Hiện chưa có số liệu cụ thể được công bố rộng rãi về thương mại tiểu ngạch giữa Việt Nam và các nước giáp biên giới, nhưng số liệu Hải quan của Trung Quốc cho thấy, trong 2015 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước này sang Việt Nam có thể lên tới gần 96 tỷ USD, còn số liệu Hải quan Việt Nam công bố là 66,6 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều.

Ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: “Hai bên đã tiến tới thúc đẩy xuất khẩu theo chính ngạch nhiều hơn. Kể cả xuất khẩu theo thương mại biên giới cũng sẽ được đưa vào trong các hiệp định thương mại chính thức để hai bên có cơ sở pháp lý và hạ tầng để thúc đẩy giao thương qua biên giới cũng trở thành chính thức, chính ngạch. Chúng tôi mở văn phòng xúc tiến thương mại ở các địa phương tại Trung Quốc, để đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này”, ông Lang khẳng định.

Các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch được đưa ra là doanh nghiệp Việt Nam cần thông qua hệ thống các Thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại tại Trung Quốc để xác minh thực lực và uy tín của doanh nghiệp nhập khẩu, thực hiện giao dịch bằng hợp đồng, thông lệ quốc tế để có tính ràng buộc. Ngoài ra, doanh nghiệp nên tìm hiểu sâu về các quy định nhập khẩu của Chính phủ Trung Quốc; tăng cường tham gia hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.

Lê Minh - VCCI News