Hanoi estimates its gross domestic product (GDP) growth rate this year will reach 8.03% – the highest in six years.
The municipal People’s Committee met on November 7 to review the socio-economic situation in 2016 and set tasks for next year.
While the services sector’s expansion was estimated at 8.1 percent, industry and construction have risen by 8.8 percent, and agriculture growth has hit 2.21 percent.
The local consumer price index is between 3.01 and 3.07 percent in 2016, according to municipal departments.
Chairman of the Hanoi People’s Committee Nguyen Duc Chung said the capital has developed well despite the slow global economic recovery and impacts of natural disasters in Vietnam.
Other officials attributed the economic attainments to new leadership of the authorities.
At the meeting, Chung also asked agencies to consider suspending all karaoke services across the city until December 31 to check karaoke bars’ fire safety, following a blaze at a karaoke bar at 68 Tran Thai Tong Street on November 1 that claimed 13 lives.
VNA
VIETNAMESE
Hà Nội dự kiến tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 6 năm gần đây
Với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,73% trong 9 tháng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Hùng nhận định, dự kiến tăng trưởng kinh tế của TP.Hà Nội năm 2016 sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất của 6 năm gần đây.
Ảnh minh họa |
Hiệu quả trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
Đánh giá về kết quả tăng trưởng của 9 tháng năm 2016, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, với sự đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, bám sát tình hình thực tiễn, trong 9 tháng năm 2016, tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GIDP) ước tăng 7,73%, cao hơn mức tăng của quý I và 6 tháng đầu năm. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 121.310 tỷ đồng, bằng 71,6% dự toán, dự kiến cả năm vượt dự toán được giao; chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 2,25% so với cùng kỳ.
Hà Nội đã đạt kết quả tích cực trong thu hút đầu tư khi tổng vốn đầu tư phát triển trong 9 tháng ước đạt 180 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ. Tính đến 20/9, TP.Hà Nội thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.341 triệu USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 16 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là trên 139 nghìn tỷ đồng (tăng 21% về số lượng và tăng 45% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước), nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố là trên 201 nghìn doanh nghiệp.
Trong ứng dụng CNTT, dự kiến đến hết năm 2016, Thành phố sẽ triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại 584 xã, phường. Sau một tháng đẩy mạnh đăng ký kinh doanh qua mạng, tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp qua trực tuyến đã đạt trên 50%, vượt xa chỉ tiêu đặt ra là đến ngày 1/10 tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký qua mạng từ 10%-15%. Tỷ lệ kê khai thuế qua điện tử đạt 98,3%, nộp thuế điện tử đạt 98,2% (vượt chỉ tiêu đặt ra là 64,2%).
Hiện nay, việc khai hồ sơ điện tử với các thủ tục bảo hiểm xã hội, thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi chỉ còn thực hiện trong 3 ngày làm việc. Thành phố cũng triển khai thí điểm dịch vụ công mức độ 4 với 8 thủ tục thuộc lĩnh vực tư pháp.
Thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức của Văn phòng UBND TP.Hà Nội và 22 sở, cơ quan ngang Sở, đến ngày 15/9/2016, UBND TP.Hà Nội đã ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của 14 Sở và cơ quan ngang Sở.
Trong 9 tháng, Hà Nội có thêm 11 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 5 huyện có tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 75% (trong đó 3 huyện Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức đã đủ điều kiện, đang chuẩn bị hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới).
Trong nhiệm vụ của Năm trật tự văn minh đô thị 2016, với cách làm sáng tạo, Hà Nội đang tập trung tổ chức chỉnh trang hệ thống cây xanh, thảm cỏ, hệ thống chiếu sáng; thí điểm cơ giới hóa vệ sinh môi trường; thí điểm tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn; thí điểm thực hiện không gian phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận để tạo không gian sinh hoạt cuối tuần cho người dân…
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng, bên cạnh kết quả đạt được, tình hình sản xuất kinh doanh của Thành phố còn gặp nhiều khó khăn, như chỉ tiêu tăng trưởng công nghiệp, nông nghiệp trong 9 tháng đạt thấp hơn so với kế hoạch, chỉ tiêu xuất khẩu giảm 0,4% so với cùng kỳ, tiến độ giải ngân một số dự án còn chậm. Chính vì vậy, UBND TP.Hà Nội nhận định, một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội cần phải hết sức nỗ lực mới có thể hoàn thành chỉ tiêu của cả năm 2016.
Người đứng đầu chịu trách nhiệm về chỉ tiêu, kế hoạch cả năm
Trong 3 tháng cuối năm, Hà Nội xác định tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, phấn đấu đạt mức tăng tưởng trên 10,5% để đạt chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng từ 8,5%-9%.
Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng, TP.Hà Nội sẽ kiên quyết không điều chỉnh các mục tiêu, vì vậy người đứng đầu các Sở, ban, ngành, Chủ tịch các quận, huyện, thị xã phải giải trình trước UBND Thành phố và nhân dân Thủ đô nếu các chỉ tiêu thuộc ngành, lĩnh vực không đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Để đạt được mục tiêu đặt ra, Hà Nội tiếp tục tích cực hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, triển khai thực hiện các Luật mới được ban hành (Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư...); tiếp tục rà soát giảm mạnh thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp..., hoàn thành các nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, đặc biệt quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu, tăng cường quản lý thu, chống thất thu ngân sách Nhà nước và xử lý nợ đọng thuế. Tích cực rà soát, thực hiện triệt để tiết kiệm trong chi ngân sách, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xã hội.
Dự kiến, trong tháng 10, Thành phố tổ chức hội nghị gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tập trung tháo gỡ về vốn và thị trường. Chú trọng các giải pháp kích thích tiêu dùng, đẩy mạnh thương mại như tổ chức đưa hàng về vùng sâu, vùng xa trung tâm, các khu, cụm công nghiệp, trường đại học...; các ngày mua sắm trực tuyến, tuần khuyến mại, tháng khuyến mại; các triển lãm, hội trợ. Đồng thời, triển khai tích cực các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; các giải pháp mở rộng thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế, tập trung vào thị trường tiềm năng. Thực hiện kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp; các giải pháp mở rộng tín dụng, các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ lãi suất.
Trọng tâm của Năm trật tự, văn minh đô thị tiếp tục được quan tâm về vấn đề hạ tầng, cây xanh, công viên, vệ sinh môi trường, chiếu sáng, quảng cáo, tăng tầng cây xanh kết hợp tầng cây hoa tạo cảnh quan, tạo điểm nhấn đô thị từng tuyến đường, khu vực, khu vui chơi. Thiết kế bổ sung cây xanh tạo cảnh quan đẹp, đồng bộ các tuyến đường Nhật Tân-Nội Bài, đường Thanh Niên, vườn hoa hồ Hoàn Kiếm.
Nội dung cải cách hành chính tiếp tục được Hà Nội gắn với thực hiện tinh giản biên chế, xây dựng bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị thực sự tinh gọn, hiệu quả. Siết chặt kỷ cương hành chính, khơi dậy và phát huy tính năng động, chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị.
Gia Huy - Chinh Phu