Seafood Exports Maintain Growth Momentum

According to the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam, seafood export value was estimated at US$687 million in October, pushing the value of seafood exports in the first 10 months to reach US$5.7 billion, up 5.9 per cent compared to the same period of 2015.

In particular, the United States, Japan, China and South Korea are the 4 leading importers of Vietnamese seafood in the first 9 months of 2016, accounting for 54.1 per cent of total seafood export value. In the first 9 months of 2016, seafood markets with strong growth included the Netherlands (14.4 per cent), the USA (14.3 per cent) and Thailand (10.8 per cent).

Increasing value in most key products

Estimated values of imported seafood products reached US$106 million in October, boosting the seafood import value of the first 10 months of 2016 to US$878 million, down 3.2 per cent from the same period in 2015. Vietnam imported much seafood in the first 9 months from India (accounting for 25.8 per cent market share), followed by Norway, Taiwan ( China), Japan and China, with market shares of 9.7 per cent, 9.3 per cent, 6.1 per cent and 5.9 per cent, respectively.

Shrimp farming is thriving with more orders from export markets. Specifically, the area of white legged shrimp in the Mekong Delta is estimated at 55,254 hectares, increasing by 17.3 per cent over the same period last year and the area of the prawn is estimated at 561,504 hectares (+2.1 per cent). The output of 135,844 tonnes estimated prawn (-10.0 per cent), while white shrimp estimated at 107,007 tonnes output (+ 4.1 per cent). The forecast in the last months of farmed shrimp production has risen considerably.

Apart from shrimp, the catfish exports also see many bright spots. According to the Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (VASEP), the recovery of market demand for shrimp and fish will push the seafood export this year to reach the projected goals.

In addition, other seafood items are also promising, with positive moves in the last months of 2016. Accordingly, in 2016, tuna exports is expected to reach US$500 million, up 10 per cent over the same period in 2015; and the octopus exports to reach US$450 million, up 5 per cent over the same period in 2015.

According to the VASEP General Secretary Truong Dinh Hoe, fishery exports in 2016 could reach more than US$7 billion, but in the conditions, the quantity and price of the exports to major markets are maintained. However, this is not easy since the large market is continuing to apply some technical barriers for most seafood products.

Improving quality, expanding markets

According to the VASEP, the most important solution to seafood export is improving quality and ensuring food safety, to penetrate deeper into all markets despite the strict requirements. The businesses should shift from price to quality, like no use of banned chemical or chemical abuse substances during breeding, preservation, processing and controlling raw materials before processing by adopting advanced manufacturing standards, to compete with other rivals.

Besides, to meet the needs of the export market, the businesses in the fishery sector are making their best efforts to promote trade activities, branding, market penetration potential, and consumption. The VASEP has promoted many field trips of the trade enterprises in many large overseas seafood fairs.

 

In addition, businesses are more active in approaching and negotiating with foreign partners to sign memorandum of cooperation between agencies in order to boost seafood exports, as well as solving commercial disputes or removing trade barriers and facilitating export promotion activities, to bring Vietnamese seafood to the world. This will contribute to the fishery sector in particular and to the agricultural sector in general, bringing Vietnam soon back to its rightful position in the export market in 2016.

The recent environmental incidents negatively affected the seafood exports. However, according to the quality management agency of the Southern Agro-forestry and fisheries, some banned substances of the aquaculture were not detected. In this round, only one fish product and two shrimp products had violations. Total number of the samples taken during this monitoring are 254, including shrimp, catfish, catfish, and tilapia, none of which have banned substance like methyl-testosterone, diethylstilbestrol, chloramphenicol, enrofloxacin, ciprofloxacin, nitrofurans, trichlorfon, trifluralin, and malachite green.

Bao Chau VCCI news

VIETNAMESE

Xuất khẩu thủy sản duy trì đà tăng trưởng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 10/2016 ước đạt 687 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2016 đạt 5.7 tỷ USD, tăng 5.9% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2016, chiếm 54.1% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 9 tháng đầu năm 2016, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Trung Quốc (51%), Hà Lan (14.4%), Hoa Kỳ (14.3%) và Thái Lan (10.8%).

Tăng trưởng hầu hết các sản phẩm chủ lực

Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 10/2016 đạt 106 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2016 đạt 878 triệu USD, giảm 3.2% so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2016 là Ấn Độ (chiếm 25.8% thị phần) tiếp đến là Nauy, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc với thị phần lần lượt là 9.7%, 9.3%, 6.1% và 5.9%. Các thị trường có giá trị tăng so với cùng kỳ năm 2015 là Indonesia, Nauy, Đài Loan, Trung Quốc và Nga với giá trị tăng lần lượt là 56.5%, 32.5%, 16.6%, 7.7% và 6.7%. Các thị trường có giá trị giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là Chi Lê (giảm 27.9%), Ấn Độ (giảm 26.4%), Hoa Kỳ (giảm 24.6%) và Hàn Quốc (giảm 17%).

Tin tốt là hoạt động nuôi tôm hiện nay có những tín hiệu tích cực hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường do thị trường xuất khẩu khởi sắc. Cụ thể, diện tích nuôi tôm thẻ chân  trắng  của  các  tỉnh  vùng  đồng  bằng  sông Cửu  Long  8  tháng  đầu  năm  ước  đạt 55.254 ha, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, tôm sú: diện tích ước đạt 561.504 ha (+2,1%). Sản lượng tôm sú ước đạt 135.844 tấn (-10,0%), trong khi đó tôm thẻ chân trắng sản lượng ước đạt 107.007 tấn (+4,1%). Dự báo trong các tháng cuối năm sản lượng tôm nuôi tiếp tục tăng khá.

Không chỉ tôm, xuất khẩu cá tra cũng có nhiều điểm sáng. VASEP nhận định, sự hồi phục nhu cầu thị trường đối với mặt hàng tôm và cá tra sẽ là lực đẩy lớn giúp cho XK thủy sản năm nay đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Ngoài ra, các mặt hàng thủy sản khác cũng đều hứa hẹn có những bước chuyển tích cực những tháng cuối năm 2016. Theo đó, cả năm 2016, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt 500 triệu USD, tăng 10% so cùng kỳ năm 2015; mực, bạch tuộc đạt 450 triệu USD, tăng 5%...

Theo Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe, xuất khẩu thủy sản cả năm 2016 có thể đạt hơn bảy tỷ USD, nhưng với điều kiện phải giữ vững và tăng đà xuất khẩu vào các thị trường lớn, chủ yếu với các sản phẩm chủ lực, có ưu thế về giá. Tuy nhiên, điều này cũng không dễ vì các thị trường lớn đang tiếp tục áp dụng thêm một số rào cản kỹ thuật đối với hầu hết các sản phẩm thủy sản.

Nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường

Theo VASEP, giải pháp xuyên suốt cho hoạt động xuất khẩu thủy sản vẫn phải là nâng chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để thâm nhập ngày càng sâu vào tất cả các thị trường, dù yêu cầu có gắt gao. Các doanh nghiệp nên chuyển từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng; không sử dụng các loại hóa chất cấm, hoặc lạm dụng các chất hóa chất trong quá trình nuôi, bảo quản, chế biến và bắt đầu kiểm soát nguồn nguyên liệu trước khi chế biến bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến.

Bên cạnh đó, để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường nhập khẩu, ngành thủy sản cũng nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, thâm nhập các thị trường tiềm năng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. VASEP đã tổ chức cho các doanh nghiệp xúc tiến thương mại tại nhiều hội chợ thủy sản lớn ở nước ngoài.

Ngoài ra, ngành thủy sản cũng cần chủ động hơn trong việc tiếp cận, đàm phán với các đối tác nước ngoài để ký kết các bản ghi nhớ, hợp tác giữa các cơ quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, cũng như giải quyết những tranh chấp thương mại hoặc tháo gỡ các rào cản thương mại, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đưa thủy sản Việt Nam ra toàn thế giới… Những điều này được kỳ vọng sẽ góp phần đưa ngành thủy sản nói riêng và toàn ngành nông nghiệp nói chung trở lại vị trí xứng đáng về xuất khẩu trong năm 2016.

Những sự cố về môi trường vừa qua ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, cơ quan quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ vừa thông báo kết quả giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi tháng 9-2016 khu vực Nam Bộ (18 tỉnh, thành từ Bình Thuận đến Cà Mau) cho thấy nhiều chất cấm đã không còn phát hiện trong thủy sản.

Đợt giám sát này đã phát hiện 1 mẫu cá tra thương phẩm và 2 mẫu tôm thương phẩm vi phạm. Tổng số mẫu được lấy trong đợt giám sát này là 254 trên các đối tượng thủy sản nuôi gồm tôm, cá tra, cá lóc, cá rô phi và không phát hiện một số chỉ tiêu chất cấm từng bị thị trường nhập khẩu cảnh báo như: Methyltestosterone, Diethylstilbestrol, Chloramphenicol, Enrofloxacin, Ciprofloxacin, Nitrofurans, Trichlorfon, Trifluralin, Malachite green.

Bảo Châu - VCCI NEWS