Law on Specialised Business Support Management Amended

 

To create more favourable conditions for enterprises in specialised management of imports and exports, the Central Institute for Economic Management (CIEM) in collaboration with the Governance for Inclusive Growth (GIG) under the United States Agency for International Development (USAID) held a consultation workshop on “Orientations for amendments and supplements to some articles of the Law on Specialised Management.”

Dr Nguyen Dinh Cung, Chairman of CIEM, said that specialised management of imported goods is a major obstacle, which raised both barriers and financial and time costs to enterprises. That was one of major difficulties in improving “Cross-border commercial transaction” index as requested in Resolution 19 of the Government on improving the business environment and enhancing competitiveness and going contrary to Free Trade Agreement (FTA) commitments such as the Trans-Pacific Partnership (TPP) and Vietnam - EU FTA.

According to a survey by GIG, specialised inspection of imported goods at some customs units such as Hanoi, Ho Chi Minh City, Lang Son, Can Tho, Da Nang and Binh Dinh has not been basically improved. Specialised management and inspection costs have not been reduced but even tended to look up. The inspection of imported goods in accordance with the Law on Product Quality, the Law on Food Safety and the Law on Standards and Technical Norms has exposed numerous shortcomings that need to be resolved.

According to these laws, to complete an import consignment, a company must pass 10 steps/procedures (including three conformity steps/procedures and seven import steps/procedures). Several procedures have to do again and again for an imported product because there are many exporters but different individuals and enterprises must carry out independent conformity procedures. After the product is verified conformity, the importer still has to carry out this procedure again. Before this reality, many companies voiced against excessive specialised inspection. Indeed, every company must bear responsibility for quality to customers. If it fails to meet market demands, it will be eradicated from the market. Therefore, many suggested amending Clause 34, Article 2 (on quality guarantee conditions of imports) into: Goods categorised into the Group 2 of imports must be certified conformity on the first of import, announced conformity certificate according to relevant technical norms in connection with production of end-products because the certificate is designated or recognised under Article 26 of the Law on Product Quality. Conformity announcement shall be made at the National Single Window Portal administered by the General Department of Customs and have applicable value to goods in the same line with the certified one in the import consignment.

Speaking at the event, Mr Nguyen Hoai Nam, Deputy Secretary General of the Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (VASEP), said, as the production of agricultural and aquatic products is imposed strict standards imposed by authorities and global importers, the so careful test is thus redundant. We may consider inspecting for the sake of commodity risk management. This is a popular method adopted in many developed countries in the world.

Ms Nguyen Thi Tuyet Mai, Deputy Secretary General of the Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas), proposed punitive impositions on wrongdoers. For example, inspection officers/agencies will be fined if they deliberately prolong the inspection process that results in negative impact and damage for enterprises.

Mr Pham Thanh Binh, GIG project expert, said, amending four related laws in connection with specialised management aims to basically change methods of management and inspection, apply risk management, assess compliance with the law and transparency of specialised management and inspection.

Besides, these are the tasks of perfecting institutions and enhancing transparency of cost management, modernising specialised management and inspection procedures at the National Single Window (NSW) and ASEAN Single Window (ASW), and applying international practices. These are also urgent requirements as Vietnam is on the verge of fulfilling its commitments to investment and trade facilitation provided in free trade agreements.

Anh Phuong - VCCI

IN VIETNAMESE

Sửa Luật về quản lý chuyên ngành hỗ trợ kinh doanh

Với mục đích tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp trong việc quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, mới đây, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng tưởng toàn diện (GIG) của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo tham vấn “Định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về quản lý chuyên ngành”.

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hiện nay công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá nhập khẩu (NK) đang là trở ngại lớn, gây nhiều rào cản, tốn kém cả về mặt thời gian lẫn chi phí cho DN. Đó cũng là một trong những khó khăn chính của việc cải thiện chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới” theo yêu cầu của Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và đi ngược với những cam kết theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP, FTA Việt Nam-EU.

Cũng theo những kết quả điều tra khảo sát thực tế của GIG, hiện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại một số đơn vị thuộc hải quan như Hà Nội, TPHCM, Lạng Sơn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bình Định và một số DN tại các địa bàn cho thấy, về cơ bản, thời gian kiểm tra chuyên ngành chưa được cải thiện. Chi phí quản lý, kiểm tra chuyên ngành không giảm, thậm chí các chi phí không chính thức có biểu hiện tăng hơn trước. Việc kiểm tra hàng hóa trong nhập khẩu theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Luật An toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật… cũng còn tồn tại nhiều bất cập cần tháo gỡ.

Cụ thể, với các quy định trên, để hoàn thành việc NK một lô hàng, DN phải trải qua khoảng 10 bước/thủ tục (gồm 3 bước/thủ tục hợp quy, 7 bước/thủ tục NK). Trong đó, một số thủ tục phải làm đi, làm lại đối với một sản phẩm do nhiều người nhập khẩu, nhưng cá nhân, DN khác nhau phải làm thủ tục hợp quy độc lập; sản phẩm đã được công bố hợp quy, nhưng mỗi lần nhập khẩu đều phải thực hiện thủ tục kiểm tra Nhà nước... Trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp bức xúc lên tiếng, nhiều nguyên vật liệu thông dụng được nhập về phục vụ cho sản xuất bị kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, trong khi DN đã phải chịu trách nhiệm chất lượng với khách hàng, nếu DN không đáp ứng được chất lượng, tự DN bị đào thải. Do đó, đại diện DN đề nghị, Điều 34 Khoản 2 (về điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá NK) cần sửa lại là: Hàng hóa thuộc nhóm 2 NK lần đầu tiên phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng, bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Công bố hợp quy này được thông báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia do Tổng cục Hải quan quản lý, có giá trị áp dụng đối với các mặt hàng cùng dòng sản phẩm với lô hàng NK đã được công bố hợp quy….

Chia sẻ ý kiến với các DN tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, riêng đối với các mặt hàng nông, thủy sản gắn bó trực tiếp với quá trình sản xuất của người nông dân, ngay từ khi sản xuất đã phải đáp ứng các tiêu chuẩn về nuôi trồng theo quy định của các bộ, ngành, đến khi xuất khẩu (XK) cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật gắt gao của các đối tác quốc tế. Do đó, việc phải kiểm tra quá chặt chẽ là thừa, mà nên chăng chúng ta chỉ cần kiểm tra theo hướng quản lý rủi ro hàng hóa. Đây là phương pháp mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng.

Cũng theo bà Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, cần phải có hình thức xử phạt. Chẳng hạn bồi thường tiền cho DN nếu như cơ quan quản lý cố tình kéo dài việc kiểm tra chuyên ngành gây ảnh hưởng, thiệt hại cho DN. Đồng thời, cơ quan chức năng cần bổ sung những mặt hàng phải kiểm tra theo mã hồ sơ, để khi kiểm tra, để doanh nghiệp biết, hình dung cần phải làm gì, thủ tục liên quan đến bộ, ngành nào.

Còn theo ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia dự án GIG cho biết, việc sửa đổi 4 luật liên quan đến  việc quản lý chuyên ngành là nhằm mục đích thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, minh bạch hóa việc quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Đồng thời, đây cũng là nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, tiến tới thực hiện việc minh bạch hóa chế độ quản lý về chi phí, hiện đại hóa thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành với Cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ chế một cửa Asean, áp dụng các thông lệ quốc tế . Đây cũng là một đòi hỏi bức thiết khi việc thực hiện các cam kết của Việt Nam về tự do hóa đầu tư, thương mại theo Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang cận kề.

Anh Phương - VCCI news